Cơ chế Sụp_mí_mắt

Một cô gái Brazil bị sụp mí

Mi mắt con người được cấu tạo bởi da, tổ chức mỡ và cơ vòng mi, đặc điểm vùng da này thường yếu, lớp đệm mỏng, không chắc khỏe và các tuyến bài tiết hoạt động kém do tác động của thời gian, tuổi tác và những tác động từ môi trường, lớp đệm của da suy yếu hoặc đứt gãy khiến vùng da quanh mắt ở mí trên bị chùng xuống khiến cho da của mi mắt chảy sệ, che lấp mí trên che tầm nhìn của mắt, hoặc tạo ra túi mỡ thừa (bọng mắt) ở mí dưới. Với những đặc điểm này, đôi mắt trông có vẻ mệt mỏi, khuôn mặt trở nên già nua hơn hoặc trông kém rạng rỡ.[3][4]

Bình thường, những người trẻ tuổi không có hoặc có túi mỡ rất nhỏ, không có da thừa ở mí dưới. Tuy nhiên, ở một số người, khi cười, cơ mặt chuyển động, nâng cơ vòng mi cao lên, nhìn giống như có túi mỡ ở phần mi mắt dưới. Nếu những túi mỡ này chỉ xuất hiện khi cười thì không thể thực hiện phẫu thuật được, do đây là cấu tạo bẩm sinh của mắt.[4] Việc thiếu mỡ ở mí mắt khiến phần da ở đây mỏng hơn và dễ hình thành các nếp nhăn. Nhưng thừa chất béo cũng làm mí mắt chùng xuống. Loại nếp nhăn này đa số xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên. Nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi tổ chức dưới da và xương khiến cho da bị nhẽo. Thêm vào đó là tác dụng của trọng lực vào những phần gồ lên của xương mặt. Mí mắt trên cũng sẽ nhẽo và sụp xuống, rõ nhất là 1/3 phía ngoài, mí mắt dưới nhẽo thì hình thành bọng mắt.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sụp_mí_mắt http://www.diseasesdatabase.com/ddb25466.htm http://www.emedicine.com/oph/topic201.htm http://www.emedicine.com/oph/topic345.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=374.... //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2021/MB_cgi?field=uid&t... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://ngoisao.net/tin-tuc/lam-dep/2010/08/de-mat-... http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/lam-dep/2010/07/3... http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/lam-dep/2011/05/m...